Câu hỏi thường gặp

Q

Thủ tục hải quan là gì?

Đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.
Ví dụ 1: khi tôi muốn đưa 100 tấn thịt bò nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam tiêu thụ, tôi phải làm thủ tục thông quan cho số thịt bò này. Trường hợp này là nhập khẩu hàng hóa.
Ví dụ 2: công ty tôi khai thác tàu biển hàng rời, khi tàu từ nước ngoài về tới cảng Hải Phòng dỡ hàng, người bên tôi phải làm thủ tục với cơ quan hải quan để con tàu được nhập cảnh. Trường hợp này là nhập cảnh với phương tiện vận tải. (Bài viết này không tập trung vào thủ tục hải quan với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh).
Lưu ý: thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho hàng hóa & phương tiện vận tải, không áp dụng cho người. Ở Việt Nam, việc làm thủ tục cho người xuất nhập cảnh là cơ quan an ninh hoặc bộ đội biên phòng ở cửa khẩu.

Q

Logistics là gì?

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xut hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…
Và, Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”.

Q

Các tiêu chí tuyển chọn nhà phân phối?

Mạng lưới nhà phân phối hoặc tổng đại lý chính là cánh tay nối dài, giúp sản phẩm được bao trùm rộng khắp các địa bàn,…. Tuy nhiên, khi hàng được bán cho nhà phân phối, quyền sở hữu và định đoạt giá cả sản phẩm đã được sang tay thì việc hướng dẫn và kiểm soát tốt mọi hoạt động của nhà phân phối thực sự không dễ dàng. Vì vậy, nhà sản xuất cần cân nhắc kỹ 9 yếu tố dưới đây để lựa chọn nhà phân phối phù hợp và hiệu quả nhất.
1. Không mâu thuẫn quyền lợi
3. Kinh nghiệm phân phối
4. Bộ phận phân phối độc lập
5. Khả năng hậu cần 
6. Kho chứa hàng
7. Khả năng quản lý
8. Tư cách pháp nhân
9. Sự nhiệt tình, tinh thần hợp tác

Q

Lợi ích của vận tải đa phương thức

VTĐPT phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân. Cụ thể lợi ích do VTĐPT mang lại có thể được phân tích như sau:
- Giảm chi phí logisticsc & just-in-time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa và sản xuất;
- Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế;
- Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao do khi sử dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn;
- Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng;
- Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) thông qua mạng lưới vận tải kết nối;
- Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những chứng từ không cần thiết.

Q

Chỉ số LPI là gì? Logistics Performance Index là gì?

LPI là viết tắt của từ tiếng Anh “Logistics performance index”, là chỉ số năng lực quốc gia về Logistics, do Ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”. Những quốc gia muốn cải thiện về ngành logistics cần phải sửa đổi và hiện đại hóa những viện quản lí biên giới, thay đổi những chính sách quy định về vận chuyển, và trong một số trường hợp, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng thương mại có liên quan.
Chỉ số LPI đánh giá trên 6 tiêu chí:
- Cơ sở hạ tầng (infrastructure): Những cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng thương mại và vận tải (cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin)
- Chuyến hàng quốc tế (shipments international): Mức độ dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh
- Năng lực logistics (Competence Logistics): Năng lực và chất lượng của các dịch vụ logistics (vd: các nhà điều hành vận tải, môi giới hải quan)
- Tracking & tracing: khả năng track & trace các lô hàng
- Sự đúng lịch (Timeliness): sự đúng lịch của các lô hàng khi tới điểm đích
- Hải quan (customs): hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như tốc độ, tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục.

Q

Quy trình cấp vận đơn đường biển là gì?

Bước 1: shipper/consignor giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc và yêu cầu ký phát vận đơn.
Bước 2: nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, đại lý tàu cảng bốc ký phát cho người gởi hàng vận đơn gốc, thông thường nó gồm 3 bản: 3/3 original B/L
Bước 3: có 2 cách
– cách 1: shipper trực tiếp gởi 1 bản original B/L cho consignee ( nhưng phải gởi nhanh vì sợ trễ hàng và phải gởi đảm bảo)
– cách 2: shipper gởi original B/L cho consignee thông qua hệ thống bank ( gởi bằng cách nào là phụ thuộc vào các phương thức thanh toán trong contract)
Bước 4: Đại lý tàu cảng dỡ gởi thông báo hàng tới cho consignee( NOA: notice of Arrival). ở đây thường thì consignee phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn,
Bước 5: Consignee xuất trình B/L hợp lệ
Bước 6: Bước đổi lệnh
đại lý tàu cảng dỡ ký phát D/O( delivery Order) ,thông thường 1 tờ B/L đổi được 3 tờ D/O ( cầm 3 tờ đem về ). Consignee làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng nguyên cont thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế bank ( nếu có) và ký cược mượn cont ( thường 1 cont phải ký cược 400.000 đồng) vậy là được rồi.
Bước 7: Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho consignee trên cơ sở consignee xuất trình lệnh giao hàng.