Từ xưa tới nay...
Vỏ dừa là nguyên liệu quan trọng được sử dụng rộng rãi để sản xuất than củi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Malaysia, ... Than gáo dừa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực vì những ưu điểm và tính năng vượt trội của nó. Ví dụ, than gáo dừa có thể được nghiền thành bột và được sử dụng để tạo ra than hoạt tính dạng hạt. Nó cũng có thể được sử dụng bởi thợ kim hoàn, thợ rèn và trong tiệm giặt ủi. Hơn thế nữa, than vỏ dừa được công nhận là một trong những nhiên liệu tốt nhất để nấu ăn vì mùi dễ chịu của nó.
Có nhiều cách làm than gáo dừa, nhưng phương pháp lò nung than dừa là phổ biến nhất. Nhìn chung, than gáo dừa được làm bằng cách đốt vỏ dừa trong điều kiện hạn chế oxy (hay còn gọi là điều kiện yếm khí). Nếu không hạn chế không khí thì oxy có trong không khí sẽ phá hủy than vỏ dừa. Nguyên liệu sử dụng để đốt than nên là những vỏ dừa sạch, khô hoàn toàn và là vỏ quả dừa già để có được than thành phẩm sau khi đốt với chất lượng cao.
Phương pháp lò nung than dừa
Lò nung là một trong những phương pháp phổ biến nhất của quá trình cacbon hóa vỏ dừa. Lò bao gồm 5 ống khói và lỗ khí ở phía dưới. Carbon hóa vỏ dừa trong điều kiện oxy hạn chế để có những mẻ than chất lượng tốt. Với phương pháp lò nung này, cứ mỗi 30 nghìn vỏ dừa sẽ sản xuất 1 tấn than vỏ dừa.
Đầu tiên vỏ dừa nguyên liệu được đưa vào lò nung, trước cửa lò chừa lại một lỗ nhỏ, lỗ nhỏ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình cacbon hóa cho phép luồng khói ra vào. Để bắt đầu quá trình cacbon hóa, ta đốt cháy những miếng vỏ dừa ở giữa lò. Tiếp tục lấp đầy không gian trống trong lò bằng vỏ dừa. Khi ngọn lửa bùng lên, ống khói và nắp lò phải được gắn vào lò nung. Khi các vỏ dừa cháy và rơi xuống đáy lò, ta cần tiếp thêm nhiều vỏ dừa lên đến đỉnh của lò.
Quá trình cacbon hóa trong lò bắt đầu từ đáy lò lên đến đỉnh lò. Khi quá trình carbon hóa kết thúc, có thể quan sát thấy một luồng sáng phát ra trong các lỗ. Khi các lỗ của tầng đáy phát sáng, điều đó có nghĩa là tầng đáy cần được đóng lại, trong khi tầng giữa cần được mở. Khi quá trình cacbon hóa ở tầng giữa được hoàn thành, các lỗ của nó được đóng lại và các lỗ dưới cùng được mở ra. Việc đặt các lỗ khí trên cùng sau khi cacbon hóa hoàn toàn ở khu vực tầng trên cùng sẽ ngăn luồng khí vào lò.
Than có thể được lấy ra và đóng gói sau khoảng 24 giờ khi lò được làm lạnh. Điều quan trọng là phải kiểm tra xem than đã nguội hoàn toàn chưa vì lửa nhỏ bên trong có thể nhen nhóm và đốt than thành tro.
Theo VKT Việt Nam