Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với nghề mộc truyền thống. Nhờ có nghề mộc, cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo công ăn, việc làm, tăng thu cho người dân. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề đã kéo theo nhiều hệ lụy. Hàng trăm tấn phế thải từ quá trình sản xuất như mùn cưa, đầu mẩu gỗ được người dân đổ ra vệ đường, bãi đất trống, thậm chí tràn xuống ao hồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhận thấy việc phế thải làng nghề bị vứt bỏ rất lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, CKT Việt Nam đã nghiên cứu và đầu tư mở xưởng tái chế mùn cưa thành than sinh học, với quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín từ nguyên liệu mùn cưa đầu vào đến thành phẩm là thanh sinh học đã được đóng trong thùng carton.
1- Chọn nguyên liệu Mùn cưa sạch,
2- Sàng lọc Mùn cưa khỏi tạp chất(tạp kim loại, sỏi đá...), bụi bẩn
3- Mùn cưa được sấy khô
4- Mùn cưa đi qua hệ thống máy ép đúc thành phôi mùn cưa(gỗ Mùn cưa) 5- Gỗ Mùn cưa hình thanh dài được xếp ngay ngắn và chuyển vào trong lò đốt trải qua quá trình nung nhiệt các bon hóa từ 5- 7 ngày ở nhiệt độ 700- 800 độ C trong điều kiện yếm khí.
6- Than Mùn cưa ra lò được làm nguội tự nhiên trong 2 ngày
7- Thành phẩm mùn cưa được test chất lượng đạt 5 tiêu chí: không khói, không mùi, không gây nổ tia lửa, thời gian cháy đạt 4 tiếng, nhiệt độ cháy từ 800 độ C sẽ được đưa đi đóng gói theo dây chuyền.
Điểm đến cuối cùng của than mùn cưa là bếp nướng thân thiện của các nhà hàng nướng trong nước cũng như xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thuộc khu vực Trung Đông,…
Từ khi xưởng sản xuất đi vào hoạt động được sự ủng hộ rất tích cực của chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất . Nhiều cơ sở còn cho mùn cưa, đầu mẩu gỗ. Nhờ đó, chỉ sau một thời gian ngắn, phần lớn lượng mùn cưa tồn đọng tại các cơ sở sản xuất, hộ gia đình đã được thu gom. Lượng mùn cưa đổ bừa bãi cũng nhanh chóng được thu gom sạch sẽ. Không chỉ giải quyết lượng mùn cưa tại xưởng sản xuất còn giúp xử lý một lượng lớn chất phế thải tại các làng nghề mộc lân cận. Thay đổi lớn nhất là người dân có ý thức dọn dẹp nhà xưởng, bảo vệ môi trường sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Nhiều hộ đã thu gom, đóng mùn cưa vào bao tải trong khi chờ người chuyển đi xử lý.