Hiện nay để tiết kiệm lượng lớn số phân bón và bảo vệ môi trường, các nhà khoa học đã nghĩ ra loại Phân Bón Nhả Chậm- Nhưng cái chậm này vẫn không thể vượt mặt được anh chàng THAN CỦI.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu THAN CỦI CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO CHO CÂY TRỒNG VÀ TIẾT KIỆM THỜI GIAN CHĂM SÓC CŨNG NHƯ LÀM PHÂN BÓN NHẢ CHẬM, qua đó giúp người sản xuất tiết kiệm rất nhiều chi phí cũng như bảo vệ môi trường.
Ngày nay, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do kết quả của việc sử dụng phân bón không thích hợp trong nông nghiệp là vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Trên thực tế, việc bón phân không thích hợp đang gây thiệt hại kinh tế của người nông dân và gây ô nhiễm môi trường. Khi các hạt phân bón thông thường không có khả năng lưu giữ lâu dài các chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng sẽ bị chuyển vào đất do cây trồng không kịp hấp thu, số lượng lớn phân bón này sẽ hấp thu vào đất, và mạch nước ngầm do đó làm giảm năng suất cây trồng, giảm hiệu quả sử dụng phân bón và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ngoài ra, còn làm đất nhiễm muối và làm hại cây giống.
Trên thế giới người ta đã cố gắng phát triển các loại phân bón có hiệu quả hơn, có khả năng giải phóng các chất dinh dưỡng chậm hơn, do đó cho phép cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Phân bón nhả chậm là những loại phân bón có độ hòa tan thấp, chúng có thể cung cấp chất dinh dưỡng một cách từ từ trong một thời gian dài, nhờ đó cải thiện hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của phân bón và giảm mất mát do bị hấp thụ vào đất.
Hiện nay, trên thị trường đã có bán nhiều loại phân nhả chậm và phân bón giải phóng chất dinh dưỡng một cách có kiểm soát. Phương pháp thông thường để làm chậm sự giải phóng chất dinh dưỡng vào đất là bọc các hạt phân bón. Trong quá trình phân hủy vật liệu bọc, các chất dinh dưỡng sẽ được giải phóng dần dần.
Một trong những vật liệu bọc như vậy là than củi. Than củi có ưu điểm quan trọng là hạt phân bón không cần phải có hoạt động của vi khuẩn hoặc nhiệt độ thích hợp để giải phóng các chất dinh dưỡng như các vật liệu bọc khác, vì than củi có những lỗ rỗng nên phân bón thấm vào các khoang rỗng của than củi thông qua các lỗ hổng nhỏ và cũng được giải phóng qua các lỗ nhỏ đó.
Một ưu điểm khác của than củi là nó còn có vai trò cải tạo, làm sạch nước mặt và nước thải, khả năng hấp thụ mặn tốt làm giảm nguy cơ đất mặn làm hại cây trồng.
Mới đây, đại học Tổng hợp Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc, đã thực hiện một loạt thí nghiệm với phân bón được bọc bằng than gỗ sồi. Trước tiên, các mẫu gỗ sồi sấy khô được cắt thành các mẩu 2 x 2 x 1 cm, sau đó được nung yếm khí ở 600oC trong 4 giờ để tạo thành than củi xốp. Than củi được xếp trong thiết bị bay hơi chân không có chứa dung dịch phân bón thông thường và để quay 24 giờ. Sau khi phân bón được tẩm vào than củi, các hạt than củi sẽ được lấy ra và sấy tiếp 24 giờ nữa ở 105oC.
Các nhà khoa học đã dùng máy quét hiển vi điện tử để quan sát và phân tích các thay đổi cấu trúc của than củi sau khi được tẩm phân bón, đồng thời xác định động lực của quá trình giải phóng các chất dinh dưỡng N, P và K ra khỏi than củi, cả trong điều kiện tĩnh và trong điều kiện động (có dòng chảy).
Số liệu phân tích cho thấy, các chất dinh dưỡng được giải phóng chậm trong thời gian vài ngày đầu, sau đó tốc độ giải phóng chất dinh dưỡng tăng dần và đạt mức cao nhất sau khoảng 15 ngày.
Kết quả nghiên cứu trên của các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy, phân bón được tẩm vào than củi là loại phân bón nhả chậm thích hợp, cho phép tăng tối đa mức hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng, đồng thời giảm xuống tối thiểu các mất mát do bị hấp thụ xuống đất hoặc bay hơi, nhờ đó cây trồng luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển, cũng nhờ vậy mà cây trồng bằng than củi luôn tươi tốt, giảm sâu bệnh hơn so với việc trồng bằng các nguyên liệu khác.
Hy vọng thông tin CKT Việt Nam chúng tôi vừa cung cấp trên đây sẽ phần nào giúp được các bạn trong việc trồng cây sạch, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm kinh phí cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng CKT Việt Nam